Sự nghiệp sau chiến tranh Edwin von Manteuffel

Các sử liệu chép rằng Manteuffel đã ửng xử rất khéo léo trong việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn trên đất Pháp, Manteuffel đã tỏ ra khéo léo[3].[29] Ông được người Pháp ca ngợi vì tinh thần nhân đức, thượng võ của mình.[30] Khi cuộc chiếm đóng kết thúc, ông rời khỏi nước Pháp, được Đức hoàng phong cấp Thống chế và ban thưởng một khoản tiền lớn. Trong khoảng thời gian đó, Nga hoàng Aleksandr II tặng thưởng cho ông Huân chương Thánh Anđrê. Sau đó, ông đã tham gia trong một số sứ mệnh ngoại giao, và trong một khoảng thời gian ông giữ chức vụ Thống đốc Berlin. Đến năm 1879, do cần có một người bảo thủ điển hình để giữ cương vị Thống đốc, và để loại bỏ đối thủ có tiềm năng của mình trong chính trường, Bismarck đã xin với Đức hoàng bổ nhiệm vị Thống chế làm Thống đốc vùng Alsace-Lorraine thuộc Đức. Hoàng đế Wilhelm I đã chuẩn y.[3][31] Manteuffel trở thành vị Thống đốc đầu tiên của Đức ở Alsace-Lorraine,[32] và Thống đốc Alsace-Lorraine phải báo cáo trực tiếp với Hoàng đế.[7]

Trên cương vị Thống đốc, Thống chế Manteuffel tin rằng ông cần phải lấy lòng giới quý tộc và tư sản Alsace bằng chính sách thân thiện với họ, tìm sự cố vấn của họ và nói bằng tiếng Pháp.[33] Ông đã cố gắng hết sức để hòa đồng dân chúng Alsace-Lorraine với Đế quốc Đức.[7] Song, trái với niềm tin của ông, chính sách này đã không thể thay đổi xu hướng chống Đức đang thịnh hành ở vùng này. Mối quan hệ thân thiện giữa ông với các Giám mục Strasbourg và Metz không thể đem lại sự ủng hộ rộng rãi của người Công giáo đối với chính quyền cai trị của Đức. Điều này xuất phát từ một thực tế là các Giám mục không làm chủ tăng lữ của mình về mặt chính trị, và các tăng lữ cấp dưới ở Alsace-Lorraine là những người có thiên hướng chống Đức kịch liệt. Họ đã cổ vũ sự kháng cự đối với bộ máy cai trị của Đức. Ngoài ra, do bộ máy hành chính tại Alsace-Lorraine từ Thống đốc tới nhân viên văn phòng và cảnh sát không hề có một người bản địa, Manteuffel khó thể thu thập sự ủng hộ của tiểu tư sản Alsace-Lorraine. Thêm nữa, sự hiện diện của một lực lượng đồn binh lớn tại Alsace luôn làm cho dân chúng nơi đây khó chịu. Thái độ hống hách của các sĩ quan tại đây không chỉ làm mất lòng dân chúng địa phương mà còn gây cho bộ máy hành chính dân sự của Đức phiền hà.[30]

Chính sách hòa giải của vị Thống đốc Alsace cũng bị nhiều người Đức di cư đến đây chỉ trích dữ dội. Các cuộc bầu cử năm 1881, khi mà mọi đại biểu Alsace đều phản kháng Berlin, cho thấy rằng chính sách của Manteuffel đã thất bại. Sau các cuộc bầu cử này, Manteuffel trở nên thiếu tự tin vào chính sách của mình, và đôi khi ông thiên về những biện pháp khắt khe hơn. Các tổ chức và cá nhân thân Pháp bị giám sát chặt chẽ hơn. 200 tổ chức xã hộivăn hóa bị tình nghi là chống Đức đã bị giải tán.[30][33] Ông làm Thống đốc cho đến khi từ trần tại Carlsbad, Böhmen vào ngày 17 tháng 6 năm 1885.[3]